Mách bạn bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khớp gối có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất, do đó nó rất dễ bị thoái hóa.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây là loại nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối gồm:
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn ngày càng bị suy giảm. Hơn nữa, sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo.
Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì khả năng cao là bạn cũng sẽ bị bệnh này.
Nội tiết – Sự chuyển hóa cơ thể: Mãn kinh hay đái tháo đường đều có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp, cụ thể là thoái hóa khớp gối.
2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới. Do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa là thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.
Thừa cân: Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. Theo khảo sát, phụ nữ béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Với những người béo phì, chỉ cần giảm 5kg thì sẽ giảm nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp đến một nửa.
Chấn thương: Những tổn thương khi chơi thể thao hoặc lao động có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.
Bệnh lý khác: Béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,… đều là những bệnh có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn.
Hệ miễn dịch phá hủy: Sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể. Thay vì bảo vệ, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
Không rèn luyện thể lực: Nếu không thường xuyên tập thể dục thì dẫn đến tình trạng các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch. Nếu tăng sức mạnh cơ có thể giảm đến 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối.
Sử dụng sai cách thuốc Corticoid: Loại thuốc này được áp dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch. Nếu lạm dụng Corticoid thì càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.
Vận động quá sức: Lao động nặng hoặc tập luyện, chơi thể thao ở cường độ cao dẫn đến khớp thoái hóa nhanh hơn.
Ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều cũng khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
3. Mách bạn bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối.
3. 1. Thuốc dân gian trị thoái hóa khớp gối từ gừng
Sử dụng gừng trong điều trị thoái hóa khớp gối đúng cách sẽ mang đến những tác dụng sau:
• Xoa dịu cơn đau nhức ở đầu gối
• Ức chế phản ứng viêm, giúp khớp gối bị thoái hóa bớt sưng.
• Làm giãn nở mạch máu, tăng cường bơm máu đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng, tái tạo các mô sụn và xương bị tổn thương.
• Giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
Cách sử dụng:
• Chườm gừng rang muối nóng: Bạn cần lấy 1 – 2 nhánh gừng tươi giã nát. Sau đó bỏ vào chảo sao nóng cùng với muối hạt. Khi hỗn hợp đang nóng, hãy bỏ vào 1 cái túi vải và chườm lên vùng khớp gối bị thoái hóa. Sau khoảng 20 phút chườm, cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể. Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày nếu khớp vẫn còn bị đau nhiều.
• Xoa bóp bằng rượu gừng: Gừng tươi rửa sạch, giã nát, bỏ vào hũ thủy tinh ngâm cùng rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi khi thoái hóa khớp gối gây đau nhức, bạn hãy lấy một ít rượu gừng thoa bên ngoài và massage nhẹ nhàng quanh đầu gối để rượu nhanh thẩm thấu và phát huy hiệu quả. Lặp lại quy trình trên mỗi ngày 2 lần.
3. 2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam với thiên niên kiện
Thiên niên kiện là cây thuốc Nam được dân gian tin dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối và các bệnh lý khác như viêm khớp, vôi hóa cột sống,… Cây có tính ấm, giúp khu phong, trừ thấp, giảm đau, làm mạnh gân cốt.
Để chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp thiên niên kiện với các thảo dược dân gian khác như ngải cứu, ké đầu ngựa, cỏ xước, thổ phục linh, hy thiêm. Thuốc được sử dụng theo hình thức sắc uống. Chăm chỉ dùng mỗi ngày một thang trong một thời gian để cải thiện triệu chứng bệnh.
Chuẩn bị:
• 10g ngải cứu
• 20g hy thiêm
• 40g rễ cỏ xước
• 20g thổ phục linh
• 10g ké đầu ngựa.
Cách dùng thuốc:
• Các dược liệu được đem rửa sạch, để cho ráo nước
• Bỏ thuốc vào ấm, đổ 2 lít nước sắc kỹ trong khoảng 30 phút.
• Gạn thuốc ra bát, để nguội bớt và uống khi còn ấm. Mỗi thang chia làm 3 lần uống.
3. 3. Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian
Theo nghiên cứu, thành phần flavonoids có trong lá lốt là một chất chống oxy hóa mạnh. Chất này hoạt động bằng cách tiêu diệt gốc tự do, sát trùng, làm chậm quá trình lão hóa của xương, sụn, đồng thời giảm đau, ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp gối bị thoái hóa.
Cách sử dụng:
• Uống nước lá lốt tươi hoặc khô: Dùng 30g lá tươi (hoặc 15g khô) đem rửa sạch, đun sôi kỹ với 500ml nước trong 10 phút. Gạn nước uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.
• Chườm lá lốt và muối: Lá lốt tươi đem giã nát, sao nóng với muối hạt và chườm bên ngoài khớp gối bị bệnh mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút để giảm đau.
• Lá lốt ngâm rượu: Bạn lấy 200g cây lá lốt ngâm cùng 1 lít rượu trắng 40 độ trong 30 ngày. Khi sử dụng, chỉ cần lấy một ít rượu xoa bóp bên ngoài khớp cần điều trị là được.
3.4. Lá mơ lông chữa thoái hóa khớp gối
Lá mơ lông ngoài tác dụng làm thực phẩm còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như viêm đại tràng, táo bón, ăn không tiêu, đau bụng, kiết lỵ, mụn nhọt. Dân gian thậm chí còn dùng lá để chữa thoái hóa khớp gối tại nhà.
Các hoạt chất trong lá mơ lông có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau mỏi đầu gối, đồng thời giảm viêm, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối.
Chuẩn bị:
• 30 – 50g lá hoặc rễ cây
• 1 nhánh gừng.
Cách sử dụng:
• Cả hai đem rửa sạch, thái nhỏ
• Đun sôi kỹ lấy nước đặc uống kết hợp dùng nước vừa sắc thoa bóp bên ngoài khớp gối bị bệnh.
• Ngày dùng 1 thang cho đến khi các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối thuyên giảm.
3.5. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ ngải cứu
Bài thuốc Nam trị thoái hóa khớp gối bằng cây ngải cứu đã được lưu truyền qua nhiều đời. Một số nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu chứa các hoạt chất tương tự như thuốc kháng sinh. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau khớp gối.
Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu đến khớp gối để kích thích tái tạo các mô sụn và xương, phục hồi khả năng vận động cho khớp.
Cách sử dụng:
• Uống nước ngải cứu, mật ong: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, đem xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó pha nước ngải cứu chung với 1 thìa mật ong. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần trong 7 ngày liên tục.
• Chườm lá ngải cứu: Với cách này, bạn chỉ cần đem lá sao chung với muối hạt. Chườm thuốc lên khớp khi còn nóng để làm dịu cơn đau nhức khó chịu.
• Ăn lá ngải cứu: Loại lá này còn được sử dụng như một thực phẩm, có thể dùng tiềm gà thuốc bắc hay rán với trứng ăn thường xuyên để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.
3.6. Bí quyết điều trị thoái hóa khớp gối từ rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng được ví như nhân sâm vì chứa nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là saponin cùng các loại axit amin. Khi được hấp thụ, chúng sẽ phát huy tác dụng giảm đau, tiêu sưng, bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết và ức chế quá trình thoái hóa khớp gối theo tuổi tác.
Cách sử dụng:
• Dùng 20g rễ đinh lăng rửa sạch, thái mỏng và cho vào chảo nóng sao vàng
• Sắc dược liệu với 1 lít nước trong 20 phút
• Cuối cùng, hãy gạn phần nước sắc còn lại trong ấm chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
3.7. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối từ lá mật gấu
Nếu trong nhà có sẵn cây mật gấu, bạn nên tận dụng lá để chữa thoái hóa khớp gối. Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin nhóm A, B, C, E, thảo dược này còn cung cấp Steroid, tanin và chất chống oxy hóa Flavonoid. Chúng có tác dụng giảm viêm, xoa dịu cơn đau nhức khó chịu và kích thích tái tạo các mô sụn khỏe mạnh để duy trì chức năng hoạt động bình thường cho khớp gối.
Cách sử dụng:
• Mỗi ngày bạn hãy hái 1 nắm lá mật gấu tươi, đem rửa sạch với nước muối.
• Xay nhuyễn lá rồi lọc lấy nước cốt
• Thêm vào 1 lon bia, trộn đều và chia thuốc làm 2 lần dùng.
3.8. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối từ sả và muối
Nguyên liệu:
• 1 củ sả tươi;
• 1 - 2 thìa muối.
Hướng dẫn:
• Rửa sạch củ sả và cắt nhỏ.
• Xay nhuyễn sả để tạo thành dạng bột.
• Trộn bột sả với muối để tạo thành hỗn hợp.
Cách sử dụng: Sử dụng hỗn hợp sả và muối này để thoa lên vùng khớp bị đau. Massage nhẹ nhàng và để trong một thời gian ngắn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
3.9. Bài thuốc trị thoái hóa khớp gối từ nghệ
Chuẩn bị:
• 2 thìa bột nghệ hoặc tinh bột
• 2 thìa dầu dừa
• 2 quả trứng gà
Cách sử dụng:
• Đập trứng tách lấy lòng đỏ để sử dụng
• Tiếp theo, bạn cho hết bột nghệ cùng dầu dừa vào bát.
• Khuấy đều và uống mỗi ngày 1 lần. Các trường hợp đang có vấn đề về đường tiêu hóa không nên sử dụng
4. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Hiệu quả của bài thuốc dân gian trong việc chữa thoái hóa khớp gối tại nhà có thể thay đổi tùy theo người và tình trạng cụ thể. Một số người có thể trải qua sự cải thiện trong triệu chứng sau khi sử dụng bài thuốc dân gian, trong khi người khác có thể không thấy hiệu quả tương tự.
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi đánh giá hiệu quả của bài thuốc dân gian:
• Tình trạng cơ địa: Tác động của bài thuốc dân gian có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, di truyền, và các yếu tố cơ địa khác.
• Mức độ thoái hóa khớp: Hiệu quả của bài thuốc có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bài thuốc dân gian có thể không đủ mạnh để đảo ngược tình trạng.
• Tổng thời gian sử dụng: Một số bài thuốc dân gian có thể đòi hỏi thời gian sử dụng lâu dài để thấy được hiệu quả. Cần kiên nhẫn và thực hiện đều đặn.
• Kết hợp với liệu pháp khác: Một số người kết hợp sử dụng bài thuốc dân gian với các liệu pháp khác như tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp này có thể tạo ra hiệu quả tốt hơn.
• Tư vấn chuyên gia: Việc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng. Họ có thể cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra đánh giá về khả năng hiệu quả của bài thuốc dân gian.
• Đánh giá cá nhân: Bạn nên tự theo dõi cẩn thận triệu chứng thoái hóa khớp gối sau khi sử dụng bài thuốc dân gian. Nếu không có sự cải thiện hoặc có biểu hiện tồi tệ hơn, bạn nên thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị.
Tóm lại, việc sử dụng bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối có thể hữu ích trong một số trường hợp, nhưng nên được thảo luận và kiểm chứng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mách bạn: Bi-JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
Công dụng của Bi-Jcare Max:
>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.
>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.
>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.
>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.
>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...
>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.
>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.
Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max:
Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3…
Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072