Tim Mạch Và Những Điều Cần Biết
Khái niệm về bệnh tim mạch
Bệnh lý về tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, hạn chế quá trình lưu thông máu và oxy đến các tế bào trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ảnh hưởng và bị ngừng trệ.
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch cao hơn người trẻ. Theo thống kê của tổ chức y tế Thế Giới (WHO) cho biết, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Hiện nay, với những bệnh lý tim mạch thì chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa khỏi được. Người bệnh phải sử dụng thuốc kiên trì đến suốt cuộc đời. Chúng tôi luôn khuyên mọi người hãy chăm sóc tốt cho bản thân, thường xuyên tập luyện thể thao để có một sức khỏe tốt nhất. Hãy nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mọi người nhé
4 cấp độ của bệnh tim mạch
Cấp độ 1: Suy tim cấp độ 1 được coi là suy tim tiềm tàng và là mức độ nhẹ nhất. Ở giai đoạn này biểu hiện bệnh lý chưa rõ ràng, người bệnh vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường. Cấp độ 1 người bệnh rất khó phát hiện để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Cấp độ 2: Suy tim cấp độ 2 là mức nhẹ, ở giai đoạn này người bệnh bị hạn chế một số hoạt động thể lực. Biểu hiện ở cấp độ 2 là người bệnh không thấy hiện tượng gì khi nghỉ ngơi, nhưng khi hoạt động thể thao hoặc gắng sức sẽ khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
Cấp độ 3: Suy tim cấp độ 3 là mức độ khá nguy hiểm, khi người bệnh ở giai đoạn này sẽ có nhiều triệu chứng hơn, bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực hơn. Biểu hiện là bị khó thở, tức ngực ngay cả khi hoạt động nhẹ, tình trạng sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ở cấp độ này, số lần nhập viên của người bệnh thường xuyên hơn.
Cấp độ 4: Suy tim cấp độ 4 là giai đoạn nguy hiểm nhất. Người bệnh ở cấp độ này không có khả năng thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào. Trường hợp này rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Suy tim cấp độ 4 tái phát ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Sang cấp độ 3, 4 là cấp độ nguy hiểm, bệnh đã chuyển biến nặng, các triệu chứng thường thấy là tức ngực, khó thở, phù nề,… làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh tim mạch
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh về tim mạch và nhiều bệnh khác. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như: mạch vành, xơ vữa mạch máu,…
– Hút thuốc lá: Chất Nicotine có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, làm giảm quá trình lưu thông máu, lâu ngày gây hẹp thành mạch.
– Lười vận động, thể dục thể thao cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch.
– Căng thẳng kéo dài làm nghiêm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
– Người huyết áp cao, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ,… có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
– Một yếu tố nữa đó chính là di truyền, nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh tim thì tỷ lệ con cái mắc bệnh liên quan đến tim cao hơn so với người bình thường,…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tim mạch
Đau tức ngực: Khi thấy ngực có cảm giác bị đè nặng, ngực bị đau tức là dấu hiệu của bệnh tim mạch, tuy nhiên biểu hiện này cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác.
Cơ thể tích nước, phù nề: Triệu chứng phù nề do tim mạch thường có biểu hiện phù tím, phù mền. Dấu hiệu bắt đầu từ hai gan bàn chân.
Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức: Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị kiệt sức ngay cả khi làm việc nhẹ nhàng thường ngày. Đây là dấu hiệu của thiếu máu đến tim, phổi.
Đi tiểu đêm: Đi tiểu nhiều lần/ ngày đặc biệt tiểu về đêm là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch. Ban đêm cơ thể dịch chuyển lượng nước tích tụ trong cơ thể đến thận thông qua mạch máu. Lúc này, thận thay vì nghỉ ngơi phải làm việc tăng công suất, đào thải lượng nước tích tụ ra bên ngoài.
Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu là triệu chứng thường thấy của người bị suy tim, thiếu máu não,…
Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống
Cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều cholesterol bão hòa, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,… Tích cực tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ, việc uống thuốc vào thời gian cố định sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị. Hiện nay, bệnh tim mạch chưa có thuốc điều trị dứt điểm, người bệnh phải sống chung với thuốc cả đời.