Ăn gì tốt cho bệnh trĩ?
I. Ăn gì tốt cho bệnh trĩ
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, tạo sự phát triển vi khuẩn có ích trong ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp tạo khối phân, giảm độ cứng của phân, tăng tần suất đi đại tiện, giúp tránh tổn thương trực tràng và hậu môn, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung chất xơ tuy không giúp làm giảm tình trạng sa búi trĩ nhưng có thể làm giảm tình trạng chảy máu liên quan đến bệnh trĩ.
Chất xơ có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có hai loại chất xơ khác nhau là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai đều có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan được tìm thấy nhiều trong các loại hạt đậu như: đậu nành, đậu ngự, đậu tây, đậu lăng, đậu Hà Lan; cám yến mạch, rau, trái cây...
- Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan hút nước, tăng khối lượng chất bã, tạo thêm khối lượng lớn cho phân. Nó có thể giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn, khiến quá trình thải cặn bã mau hơn.
Chất xơ không hòa tan có nhiều trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
2. Uống đủ nước mỗi ngày
3 . Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
• Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
• Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
• Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má... cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.
• Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.
• Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...
4. Thực phẩm giàu sắt
Người bị bệnh trĩ nên ăn gì ? Với những bệnh nhân trĩ thường xuyên đại tiện ra máu sẽ không tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Do vậy, chế độ ăn hàng ngày nên lưu ý bổ sung các thực phẩm chứa sắt như: cua, cá ngừ, hoa quả không, gan gà, rau chân vịt, rau dền đỏ, mộc nhĩ đen,…
5. Thực phẩm giàu Vitamin C, E
Vitamin C giúp hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh nên có lợi cho người mắc bệnh trĩ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như bông cải xanh, ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ…
Vitamin E rất quan trọng đối với màng tế bào, giúp chống viêm và chữa lành các mô bị tổn thương đồng thời thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như rau cải xanh, cải bó xôi, hạt dẻ, bơ, đu đủ…
6. Thực phẩm giàu omega-3
7. Magie và kẽm
Magie và kẽm là hai loại khoáng chất vi mô có thể giúp ổn định mạch máu, nhuận tràng, chống viêm, duy trì sự phát triển của các mô cơ từ đó làm vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu magie và kẽm như bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, hải sản….
8. Collagen
Thiếu Collagen mô đệm ống hậu môn làm mất tính chất đàn hồi gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ dẫn đến bệnh trĩ. Do vậy, bổ sung collagen có thể giúp làm giảm tình trạng của trĩ. Các thực phẩm giàu collagen như cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng gà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước.
II.Những thực phẩm người bệnh trĩ nên tránh xa
Chúng ta đã biết người bị bệnh trĩ nên ăn gì qua những thông tin trên đây. Vậy người mắc bệnh này có cần kiêng loại thực phẩm nào không? Chắc chắn là có. Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bị trĩ nên hạn chế tối đa hoặc tránh càng xa càng tốt:
1. Thực phẩm cay nóng
Những loại đồ ăn cay nóng là kẻ thù số 1 của người bệnh trĩ. Điển hình là loại thức ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu, gừng, riềng, quế,… đều không tốt cho người bị trĩ. Các chất cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột gân nên tình trạng táo bón, nóng trong. Khi đại tiện tường khó khăn hơn, bị đau và chảy máu.
2. Thực phẩm có hàm lượng muối quá cao
Người bị trĩ nên chọn ăn nhạt thay vì ăn quá mặn. Đồ ăn quá nhiều muối khi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng lưu trữ nước trong cơ thể. Điều này khiến dạ dày và ruột không đủ nước để chuyển hóa thức ăn gây tình trạng phân vón cục, khó đại tiện hoặc đại tiện ra máu.
3. Các chất kích thích
4. Hạn chế ăn nhiều tinh bột
Tinh bột là thực phẩm mà người bị trĩ nên hạn chế. Bởi tinh bột có thể gây nhiều áp lực cho thành ruột, cản trở việc tiêu hóa. Người bị bệnh trĩ cũng nên tránh xa các loại thức ăn có quá nhiều dầu mỡ. Các chất này đi vào cơ thể khó chuyển hóa và gây khó khăn cho khả năng tiêu hóa, làm cho bệnh trĩ trở nặng hơn.
5. Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo
Có một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính ...